Shopping cart

Subtotal $0.00

View cartCheckout

Nhận biết tình trạng tổng thể lớp sơn xe.

1. Bề mặt sơn ô tô có bao nhiều lớp

Sơn lót chống gỉ (ED): cung cấp khả năng chống rỉ, giúp cho vật liệu ngăn bản được hiện tượng oxi hóa và tăng cường khả năng bám dính giữa bề mặt nền với các lớp sơn kế tiếp

– Sơn lót (Prime coat): làm nhẵn bề mặt đã có lớp sơn nền, bảo vệ lớp sơn nền chống rỉ và tăng khả năng bám dính giữa các lớp sơn.

– Sơn màu phủ (Top Coat):

  • Sơn màu phủ cần sấy: là lớp sơn cuối cùng nhằm trang trí cũng như tạo màu sắc, độ bóng, độ tương phản ánh sáng chịu được dưới môi trường. Khô ở nhiệt độ cao 180*C trong 18ph.
  • Sơn tự khô: sử dụng để sơn cho các chi tiết làm bằng vật liệu chịu nhiệt độ thấp, dễ bị tác dụng dưới tác dụng của ngoại lực, nhiệt độ cao và dùng để sửa chữa. Khô nhanh ở nhiệt độ 80*C trong 30ph.

– Sơn phủ bóng (Clear coat): Tạo bề mặt bóng  và bảo vệ các lớp sơn bên trong chịu được môi trường.

2. Những nguyên nhân thường gặp nhất trên bề mặt sơn:

Đôi khi những trường hợp bề mặt sơn đã qua thay thế nhưng mắt thường khó có thể nhìn thấy được: Vì chất liệu của phần body xe làm bằng kim loại, cản trước sau của xe được làm bằng nhựa nên khi nhìn chúng ta vẫn thấy 2 màu sơn hơi same same nhau. Và theo cách ý kiến của riêng tôi khi được trực tiếp cảm nhận thì:
+ Đối với nước sơn còn zin: bề mặt sơn bóng láng, mịn, màu sơn đẹp chuẩn
+Đối với nước sơn đã qua sửa chữa: Bề mặt sơn nhẵn, xạm, nước sơn không còn đồng đều với màu zin của xe.

3. Cách khắc phục bề mặt tình trạng lớp sơn:

Để khắc phục tình trạng sơn xe bị phai màu, bạc màu, bòng tróc… không còn cách nào khác ngoài việc sơn lại xe. Tùy vào những dấu hiệu mà mình đưa ra những quyết định có nên sơn lại xe không. Sau đây là những tình trạng tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của xe:

+ Đối với tình trạng về bề mặt sơn bị trầy, xước nhẹ: Thường đánh sử dụng kem xóa vết xước xe hơi hoặc bass đánh bóng sơn và mua thêm wax để bảo vệ sơn xe

+Đối với tình trạng về bề mặt sơn bị trầy, xước nặng: đem đến các chuyên gia chuyên làm về đồng sơn xe để hiệu chỉnh lại bề mặt sơn chuẩn nhất.

Quy trình cải thiện lại bề mặt sơn xe được làm như sau:

B1: kiểm tra và đánh giá sơn xe ô tô: đưa ra phương pháp phù hợp nhất. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng như máy đo độ dày sơn, đèn kiểm tra sơn để xác định vị trí hư hại, độ dày lớp sơn để đưa ra phương án phù hợp nhất.

Kiểm tra và đánh giá bề mặt sơn xe

B2: Mài sơn cũ, loại bỏ gỉ sét, làm đồng sơn xe

Thường dùng máy mài lắp giấy nhám có độ mịn phù hợp để mài loại bỏ lớp sơn cũ, các vết gỉ sét.

Mài bỏ lớp sơn cũ

B3: Sơn chống rỉ ô tô:

Sơn phủ lên thân xe một lớp sơn chống gỉ với mục đích ngăn ngừa gỉ sét và chống ẩm bên trong. Sau khi lớp sơn này khô sẽ dùng máy bọc giấy nhám để mài nhám mặt sơn, tăng độ bám dính cho các lớp sau.

Sơn chống gỉ chống ẩm, ngăn ngừa gỉ sét ở bên trong

B4: Đánh bả matit xử lý vết lõm:

Nếu vỏ xe bị các vết lõm nhỏ khó xử lý triệt để bằng các kỹ thuật làm đồng xe ô tô thì sẽ được đánh bả matit để lấp đầy, tạo hình lại bề mặt theo form xe chuẩn.
Bả matit ô tô có các thành phần chủ yếu gồm nhựa, chất màu, dung môi… thường được tách rời, khi dùng tuỳ theo bề mặt mà sẽ trộn với tỷ lệ phù hợp. Khi phủ bả matit lên vỏ thép xe ô tô, theo kỹ thuật chuẩn thường có 4 bước:

  • Lần thứ nhất lấy 1 lớp mỏng, giữ dao bả vuông góc, miết ép để bả trám đầy các vết xước trên sơn chống gỉ do đánh nhám
  • Lần thứ hai lấy lượng nhiều hơn, nghiêng dao từ 35 đến 45 độ, đánh từ trong ra ngoài, càng ra mép càng nghiêng dao để tạo lớp mỏng.
  • Lần thứ ba thực hiện tương tự lần hai
  • Lần cuối giữ dao gần như áp sát bề mặt để làm phẳng bề mặt

Lớp bả matit sau khi hoàn tất thường phải cao hơn một chút so với bề mặt chung để trừ hao phần đánh mài nhẵn. Sau khi bả matit sẽ sấy khô bả và đánh nhám tạo hình, đám nhám để tăng cường độ kết dính cho lớp sơn lót.

Bước 5: Sơn lót
Sau khi chuẩn bị bề mặt và thực hiện che chắn những vùng không sơn sẽ đến công đoạn sơn lót. Lớp sơn lót này có tác dụng che màu bả matit hoặc sơn chống gỉ cũng giúp lớp sơn chính lên màu chuẩn xác, bóng đẹp hơn. Phun sơn lót hoàn tất tiến hành sấy khô sơn lót và dùng máy quỹ đạo đánh nhám sơn lót để tăng độ liên kết với lớp sơn chính.

Sơn lót này để che đi màu bả matit cũng như lớp sơn chính lên màu chuẩn nhất

Bước 6: Sơn màu
Trước khi thực hiện phun lớp sơn màu cần che chắn các vùng không sơn cẩn thận như trước khi sơn lót.
Pha sơn màu
Kỹ thuật pha màu sơn ô tô sẽ quyết định hơn 70% chất lượng màu sơn. So với trước kia, ngày nay việc pha màu sơn xe ô tô đã trở nên đơn giản hơn và độ chính xác gần như tuyệt đối nhờ có sự hỗ trợ của thiết bị pha màu sơn vi tính.

Hầu hết các màu sơn xe “zin” của nhà sản xuất ô tô đều có mã màu, có thể tra được công thức. Do đó việc sơn dặm hay sơn toàn bộ xe theo màu sơn “zin” của hãng không quá khó, độ tương đồng gần như tuyệt đối. Với trường hợp muốn đổi màu sơn xe, các địa chỉ sơn xe ô tô hiện cũng có catalogue màu sơn xe ô tô để khách lựa chọn.
  + Phun sơn màu
Khi phun sơn, kỹ thuật phun sơn là quan trọng nhất. Kỹ thuật phun sơn sẽ quyết định 20% – 30% chất lượng màu sơn.
Kỹ thuật phun sơn chuẩn đòi hỏi rất cao

  + Sấy sơn màu: bước sấy sơn với thời gian và nhiệt độ sấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Bước 7: Sơn bóng
Lớp sơn bóng cũng được thực hiện theo kỹ thuật phun tương tự khi phun sơn màu. Sau khi hoàn tất phun sơn bóng cũng tiến hành sấy khô với thời gian và nhiệt độ sấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật
Bước 8: Đánh bóng, kiểm tra
Sau khi lớp sơn bóng khô hoàn toàn đến công đoạn đánh bóng. Việc này giúp sửa các lỗi sơn nếu có, tạo độ sáng bóng đều cho bề mặt sơn. Cuối cùng là bước kiểm tra lần cuối bằng các dụng cụ như đèn kiểm tra xước sơn xe, máy đo độ dày sơn xe…
Một số bước làm đẹp và tăng cường bảo vệ sơn xe:
Sau khi sơn xe ô tô, để giúp tăng cường độ sáng bóng và tuổi thọ sơn xe, người ta thường phủ nanohoặcphủ ceramic ô tô giúp tăng cường bảo vệ lớp sơn bóng cho xe, giảm tổn hại nếu bị trầy xước, giúp sơn xe bóng đẹp hơn. Ngoài ra còn tạo “hiệu ứng lá sen” chống bám nước, hạn chế bám dính các chất bẩn gây hại cho sơn xe.

Phủ ceramic để tạo độ bóng và bảo vệ cho sơn xe

Cách kiểm tra đâm đụng thông qua dịch vụ Kiểm tra và thẩm định ô tô cũ Car Audit

Nếu bạn chưa tự tin, hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm tra ô tô cũ, hãy đồng hành cùng Dịch vụ Kiểm tra và thẩm định ô tô cũ Car Audit. Với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong việc kiểm tra ô tô cũ, những chiếc xe dù được mông má tinh vi đến cỡ nào cũng sẽ không qua mắt được con mắt “nghề” của đội ngũ Car Audit. Một bảng checklist gồm 136 tiêu chính đánh giá, sẽ giúp người mua nắm rõ được tình trạng của một chiếc ô tô cũ:

Chi tiết thông tin về dịch vụ, vui lòng tham khảo thông tin bên dưới:

Mời quý đọc giả LIKE VÀ FOLLOW Fanpage  Car Audit để thảo luận, cập nhật những thông tin về mua bán xe cũ, kinh nghiệm kiểm tra xe

Comments are closed